Trong không gian bếp hiện đại, chậu rửa bát không chỉ đơn giản là một phần cần thiết mà còn là điểm nhấn thẩm mỹ và tính tiện ích. Chậu rửa bát âm bàn đá đang trở thành sự lựa chọn phổ biến và được ưa chuộng bởi sự tích hợp hoàn hảo vào bề mặt đá của bàn bếp, tạo nên một không gian sang trọng và đầy tiện nghi. Bài viết này của cửa hàng phụ kiện Hafele Hoàng Duy Phát Home sẽ hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá chi tiết tại nhà, giúp bạn hoàn thiện khu bếp mơ ước của mình.
Chậu rửa bát âm bàn đá là gì?
Chậu rửa bát âm bàn đá là dạng chậu rửa chén có thiết kế miệng thấp hơn so với mặt bàn. Chậu sẽ được giữ chặt vào bên dưới mặt bàn bằng sự kết hợp của chất kết dính silicon và khung đỡ có độ bền cao. Việc đặt âm chậu giúp tạo nên một mặt phẳng thông suối trên bề mặt bàn làm tăng tính thẩm mỹ và hạn chế tình trạng nước bắn ra bàn trong quá trình rửa bát đĩa, thực phẩm cũng như giúp cho thao tác của người nội trợ không bị gián đoạn.
Khác biệt nhỏ của loại chậu rửa bát âm bàn đá so với các chậu rửa bát truyền thống nằm ở cách lắp đặt, tạo ra những đột phá trong trải nghiệm của người nội trợ, giúp cho việc làm bếp không chỉ dễ dàng hơn mà còn trở thành một điểm nhấn tinh tế cho không gian bếp.
>> Tham khảo top 3 mẫu chậu rửa chén lắp âm bàn bán chạy nhất hiện nay
Chậu rửa chén Hafele 820mm HS21-SSN1S90 567.94.020 | |
6.610.000 ₫ – 4.428.700 ₫ | |
Tiết kiệm: -33% | |
Chậu đá Hafele 540mm HS22-GEN1S60S màu đen 577.25.300 | |
6.490.000 ₫ – 4.867.500 ₫ | |
Tiết kiệm: -25% | |
Chậu rửa chén Hafele 870mm HS21-SSN2S90 567.94.030 | |
8.180.000 ₫ – 5.480.600 ₫ | |
Tiết kiệm: -33% | |
Những lý do nên lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá
Chậu rửa bát âm bàn đá đang là một sản phẩm được nhiều gia đình hiện đại ưa chuộng vì chúng giúp cho việc làm bếp trở nên tiện lợi hơn rất nhiều so với chậu rửa bát dương. Dưới đây là 3 ưu điểm nổi bật khi lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá mà bạn có thể tham khảo.
Vệ sinh, lau chùi dễ dàng
Điểm cộng lớn nhất khi lắp đặt chậu rửa chén âm bàn đá là tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng nhờ thiết kế “triệt tiêu” phần viền chậu, giúp hạn chế tối đa các khe hở, nơi thường bị bám bẩn và khó vệ sinh. Như vậy, các thao tác vệ sinh trên mặt bàn sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết và bạn cũng có thể dễ dàng lau thẳng các mảnh vụn thực phẩm xuống bồn rửa mà không còn bị cản trở bởi phần viền chậu.
Tối ưu hóa không gian bếp
Với việc tích hợp chậu rửa bát trực tiếp vào bàn bếp sẽ giúp tiết kiệm không gian đáng kể và tạo cảm giác rộng rãi, thông thoáng cho căn bếp của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích với các căn bếp có diện tích nhỏ. Ngoài ra, thiết kế lắp âm cũng giúp khu vực chậu rửa bát trở nên gọn gàng hơn và tăng chiều sâu cho lòng chậu.
Tính thẩm mỹ cao
Với sự đa dạng trong thiết kế và chất liệu, việc lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá cũng là một cách giúp tạo nên điểm nhấn sang trọng cho không gian bếp của bạn. Bên cạnh đó, chậu rửa bát âm bàn đá sẽ mang đến vẻ đẹp hiện đại, tiện ích cho khu bếp, góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ của tổng thể không gian.
Một số lưu ý trước khi lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá
Trước khi học cách lắp chậu rửa bát âm bàn đá, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng dưới đây để đảm bảo việc lắp đặt đúng kỹ thuật, không gặp sai sót.
Các công cụ cần chuẩn bị trước khi lắp đặt
Trước khi bắt đầu công việc lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá, bạn cần phải đảm bảo đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu cần thiết như:
- Chậu rửa bát âm bàn;
- Mặt bàn đá đã được khoan khoét xong;
- Keo gắn đá, keo silicon;
- Thước kẻ, nẹp vít, giá đỡ chữ L.
Lựa chọn mặt bàn để đặt chậu rửa bát âm
Do trong quá trình lắp đặt chậu rửa bát âm bàn cần phải khoét đá sâu nên bạn cần lựa chọn các loại bàn đá có kết cấu chắc chắn, khả năng chịu lực cao và ít nứt vỡ như đá granite, đá cẩm thạch, đá marble hoặc đá thạch anh. Ngoài ra, nguy cơ tụ hơi ẩm của chậu rửa bát âm bàn đá cao hơn chậu rửa bát dương nên khi chọn tủ bếp dưới bạn cần chọn các loại vật liệu có thể chống được ẩm mốc.
Cách khoét bàn chuẩn để lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá
Việc lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá đòi hỏi một quy trình phức tạp hơn so với việc lắp chậu dương bàn, đặc biệt là trong việc xử lý vấn đề chống thấm. Không chỉ dừng lại ở khâu đặt chậu lên mặt bàn đã được khoét sẵn mà bạn còn phải đảm bảo chậu vừa khít với trong khuôn đã được cắt. Dưới đây là các bước khoét bàn chuẩn để lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá mà các bạn có thể thực hiện theo:
- Bước 1: Úp ngược chậu rửa xuống mặt bàn và vẽ bo viền để xác định viền cắt mép.
- Bước 2: Tiến hành khoan và cắt lỗ trên mặt bàn theo đường vẽ. Lưu ý đường cắt nên cách vành vẽ khoảng 2 – 3mm bên ngoài để chừa không gian cho chậu rửa giãn nở sau này. Đồng thời, hãy thụt vào khoảng 3 – 5cm để chuẩn bị cho lớp cắt thứ hai.
- Bước 3: Đo khoảng cách từ miệng chậu đến mép chậu để xác định khoảng cắt lùi bên trong. Nếu mặt bàn nông, bạn có thể tiến hành cắt sâu từ bước 2 để lắp giá chữ L.
- Bước 4: Tiến hành cắt sâu bàn theo mép đã đo, khoét phần giữa 2 vành cắt sâu khoảng 1,5 – 2,5cm để đặt bàn âm.
- Bước 5: Khoan lỗ và đóng nẹp bàn (nếu sử dụng giá đỡ).
- Bước 6: Vệ sinh mặt bàn và phơi khô trước khi tiến hành lắp đặt chậu rửa bát.
Cách lắp đặt chậu rửa chén âm bàn đá chi tiết
Tiếp theo, Hoàng Duy Phát Home sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt chậu rửa chén âm bàn đá đúng kỹ thuật và đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà:
- Bước 1: Đầu tiên, hãy đặt thử chậu rửa vào phần bàn đã khoét. Nếu bạn dùng giá chữ L để đỡ chậu thì có thể úp xuôi bàn rồi đặt từ dưới lên trên. Còn nếu bạn cắt bàn theo kiểu 2 tầng thì đặt chậu từ trên xuống.
- Bước 2: Bơm keo silicon lên viền mặt bàn đá tiếp xúc với chậu rửa trước rồi đặt chậu vào bàn đá. Sau đó đợi cho keo khô trong khoảng 4 – 12 tiếng.
- Bước 3: Tiếp theo, lắp xi phông cho chậu rửa và nối ống thoát tràn từ bộ xả chậu xuống xi phông. Sau đó gắn xi phông cùng ống xả nước và cốc lọc rác vào chậu rửa.
- Bước 4: Sử dụng 2 miếng đá có kích thước 15 x 2 x 1 (cm) đặt song song hai mép của bàn. Gắn cố định chúng vào chậu làm giá đỡ ngang (trong trường hợp chỉ khoét bàn vành ngoài).
- Bước 5: Bắt ốc vít vào mặt bàn và giá đỡ chữ L nằm dưới mặt đá, sau đó cố định giá chữ L để đỡ chậu rửa rồi bắt vít chặt hơn.
- Bước 6: Lắp vòi rửa bát và đường nước dẫn lên vòi.
- Bước 7: Cuối cùng, vệ sinh lại chậu rửa và kiểm tra các lỗi như hở mép, lắp lệch, lắp nghiêng,… và thử mở nước để kiểm tra tính thoát nước của chậu.
Những sự cố thường gặp khi lắp đặt chậu rửa bát âm
- Cắt mép đá sai: Trong trường hợp cắt đá còn thừa mép, bạn có thể điều chỉnh lại bằng cách cắt thêm. Tuy nhiên, nếu mép đá được cắt quá rộng, việc khắc phục sẽ khó khăn hơn và có thể phải thay thế chậu to hơn hoặc thay mặt bàn mới. Do đó công đoạn đo và cắt mép đòi hỏi người thực hiện phải thật cẩn thận.
- Lắp sai kỹ thuật: Có thể tháo lớp silicon hay tháo ốc vít để sửa chữa nhưng cần thực hiện nhanh và tránh để keo silicon khô hẳn. Sau đó điều chỉnh cách lắp, vị trí bôi keo và vị trí đặt nẹp cho phù hợp.
- Lắp ngược đầu, lắp lệch,…: Những vấn đề này có thể được điều chỉnh và sửa lại một cách dễ dàng sau khi đã lắp đặt xong.
Liên hệ Hoàng Duy Phát Home để được tư vấn các sản phẩm phù hợp và hỗ trợ lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá chuyên nghiệp.
Chậu rửa lắp âm bàn đá mặc dù đã rất phổ biến với nhiều gia đình Việt nhưng để lắp đặt đúng kỹ thuật, bền đẹp và chắc chắn thì không phải ai cũng làm được. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thể tự lắp đặt chậu rửa bát âm bàn đá tại nhà một cách hiệu quả.
>> Có thể bạn quan tâm: Nên dùng chậu rửa bát 1 hố hay 2 hố?