Vì sao máy sấy quần áo không khô – Nguyên nhân và cách khắc phục

Máy sấy quần áo là một thiết bị gia dụng vô cùng tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc giặt giũ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, không ít người gặp phải tình trạng máy sấy quần áo không khô hoàn toàn, gây ra nhiều phiền toái. Bài viết dưới đây của phụ kiện bếp Hafele sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này để có được hiệu quả sấy tốt nhất.

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy sấy quần áo không khô

Việc máy sấy quần áo có khô không đôi khi còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng của bạn có đúng cách hay chưa. Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu khiến quần áo không khô khi dùng máy sấy và cách khắc phục đơn giản:

Máy sấy quần áo không khô do chương trình sấy chưa phù hợp

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến quần áo sau khi sấy vẫn còn ẩm là do chọn chương trình sấy không phù hợp với loại vải. Mỗi loại vải có đặc điểm khác nhau về khả năng chịu nhiệt và tốc độ bay hơi nước. Do đó, nếu bạn chọn chế độ sấy không phù hợp, quần áo sẽ không đạt được độ khô mong muốn.

Nhiệt độ sấy từng loại vải quần áo

Lưu ý khi chọn nhiệt độ sấy vì mỗi loại vải sẽ có nhiệt độ sấy riêng

Bạn có thể tham khảo mức nhiệt độ sấy khuyến cáo cho từng loại vải sau đây:

  • Vải cotton: Đây là loại vải có khả năng chịu nhiệt cao, có thể chọn chế độ sấy với nhiệt độ cao mà không lo bị hư hỏng. Tuy nhiên, để đảm bảo vải không bị co rút, bạn nên chọn nhiệt độ từ 60°C đến 70°C.
  • Vải len: Len là loại vải nhạy cảm với nhiệt độ cao. Khi sấy, bạn nên chọn chế độ sấy nhẹ với nhiệt độ thấp, khoảng 30°C đến 40°C để tránh làm co hoặc hỏng sợi vải.
  • Vải tổng hợp (polyester, nylon): Những loại vải này cần nhiệt độ sấy trung bình, từ 40°C đến 50°C là đủ để làm khô mà không làm hỏng cấu trúc vải.
  • Vải lụa và satin: Đây là loại vải mỏng manh, dễ hỏng khi gặp nhiệt độ cao. Nên chọn chế độ sấy lạnh hoặc nhiệt độ rất thấp, từ 20°C đến 30°C.

Bộ lọc bị tắc (máy sấy bơm nhiệt) 

Bộ lọc trong máy sấy bơm nhiệt có chức năng thu giữ bụi, xơ vải và các mảnh vụn nhỏ trong quá trình sấy. Khi bộ lọc này bị tắc nghẽn, không khí không thể lưu thông tốt, dẫn đến quá trình sấy không hiệu quả và quần áo vẫn ẩm. 

Cách khắc phục khi máy sấy quần áo sấy không khô này là để máy sấy hoạt động hiệu quả, bạn cần vệ sinh bộ lọc định kỳ sau mỗi lần sấy hoặc ít nhất là sau 2-3 lần sấy. Nếu bạn phát hiện bộ lọc bị tắc, hãy tháo ra và làm sạch ngay lập tức.

Tắc bộ lọc máy sấy bơm nhiệt quần áo

Bộ lọc bị tắc là nguyên nhân khiến máy sấy quần áo không khô

>> Xem thêm: Lỗi máy giặt xả nước liên tục không giữ nước

Bình ngưng tụ bị tắc (máy sấy ngưng tụ)

Bình ngưng tụ trong máy sấy ngưng tụ có nhiệm vụ chuyển hơi nước trong quần áo thành nước lỏng và đưa ra ngoài qua ống thoát nước. Khi bình ngưng tụ bị tắc nghẽn, quá trình ngưng tụ không diễn ra hiệu quả, dẫn đến quần áo vẫn còn ẩm sau khi sấy.

Bạn nên kiểm tra và vệ sinh bình ngưng tụ định kỳ. Hãy đảm bảo rằng ống thoát nước không bị tắc và bình ngưng tụ sạch sẽ để giúp máy sấy hoạt động hiệu quả hơn.

Kiểm tra bình ngưng tụ máy sấy

Máy sấy ngưng tụ không hoạt động tốt nếu bình ngưng tụ bị tắc

Quần áo còn quá nhiều nước

Một nguyên nhân khác khiến máy sấy quần áo không khô là do chúng chưa được vắt đúng cách trước khi đưa vào máy. Quần áo vẫn còn quá nhiều nước sẽ làm cho thời gian sấy kéo dài và máy sấy phải hoạt động với công suất lớn hơn, đôi khi không đủ để làm khô toàn bộ.

Vì vậy, trước khi đưa quần áo vào máy sấy, bạn hãy chắc chắn rằng chúng đã được vắt thật khô trong máy giặt. Nếu máy giặt của bạn có chức năng vắt cao thì bạn nên sử dụng nó để giảm lượng nước trong quần áo xuống mức tối thiểu trước khi sấy.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy giặt kêu to khi vắt.

Khối lượng sấy vượt quá quy định

Mỗi máy sấy đều có công suất và khối lượng sấy tối đa được khuyến nghị. Khi bạn cho quá nhiều quần áo vào máy sấy trong một lần sấy, không khí không thể lưu thông đều trong lồng sấy dẫn đến quần áo không khô đều.

Hãy kiểm tra thông tin về khối lượng sấy tối đa của máy sấy trong hướng dẫn sử dụng. Không nên cho quá số lượng quần áo so với khuyến nghị của nhà sản xuất. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ khối lượng quần áo ra thành nhiều lần sấy để đảm bảo hiệu quả sấy tốt nhất.

Máy sấy chỉ có thể sấy khô hoàn toàn với khối lượng quần áo nhất định

Quá nhiều quần áo vượt mức quy định máy sấy cũng khiến quần áo không khô

Máy sấy quần áo không khô do bo mạch bị hỏng

Bo mạch điều khiển là “bộ não” của máy sấy, điều khiển tất cả các hoạt động của máy. Nếu bo mạch bị hỏng, các chức năng của máy sẽ không hoạt động đúng cách, bao gồm cả chức năng sấy khô.

Nếu nghi ngờ bo mạch điều khiển bị hỏng, bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra và thay thế nếu cần thiết. Tránh tự ý tháo lắp hoặc sửa chữa bo mạch vì điều này có thể gây hư hỏng nặng hơn cho máy.

>> Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng máy giặt đúng cách

Câu hỏi liên quan về máy sấy quần áo

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan phổ biến nhất về máy sấy quần áo bạn đọc có thể xem thêm để giải đáp được những thắc mắc về máy sấy không khô quần áo:

Cách khắc phục quần áo sấy xong bị nhăn

Quần áo bị nhăn sau khi sấy là vấn đề khá phổ biến. Nguyên nhân chính thường là do việc sấy quá lâu hoặc sử dụng nhiệt độ sấy không phù hợp. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng một số gợi ý sau:

  • Chọn chương trình sấy nhẹ nhàng hoặc có chức năng chống nhăn.
  • Không để quần áo trong máy sấy quá lâu sau khi sấy xong, hãy lấy ra và gấp ngay.
  • Nếu quần áo vẫn còn nhăn, bạn có thể là nhẹ lại hoặc sấy lại với chế độ ít nhiệt.
Cách sấy quần áo không nhăn hiệu quả

Hướng dẫn cách khắc phục quần áo sấy xong bị nhăn

Sấy quần áo xong có cần phơi lên không?

Nếu quần áo đã được sấy khô hoàn toàn và bạn sử dụng máy sấy chất lượng tốt, thì không cần thiết phải phơi quần áo sau khi sấy. Tuy nhiên, nếu quần áo chưa khô hoàn toàn hoặc bạn muốn khử mùi tự nhiên từ ánh nắng mặt trời, bạn có thể phơi quần áo lên một thời gian ngắn.

Bao lâu cần vệ sinh máy sấy 1 lần?

Việc vệ sinh máy sấy định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của máy. Bạn nên vệ sinh bộ lọc xơ vải sau mỗi lần sấy và vệ sinh bình ngưng tụ (nếu có) mỗi tháng một lần. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh toàn bộ máy sấy ít nhất mỗi năm một lần hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh máy giặt tại nhà

Hoàng Duy Phát – Địa chỉ mua máy sấy Hafele chính hãng, giá tốt

Khi có nhu cầu mua máy sấy quần áo, việc chọn mua tại các đại lý uy tín là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sản phẩm chính hãng và dịch vụ bảo hành tốt. Hoàng Duy Phát tự hào là đại lý phân phối chính hãng các sản phẩm máy sấy Hafele với nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý cùng nhiều chính sách hậu mãi hấp dẫn. 

Mua máy giặt sấy Hafele tại Hoàng Duy Phát

Hoàng Duy Phát cung cấp máy sấy Hafele chính hãng, giá tốt

Trên đây là hướng dẫn cách khắc phục máy sấy quần áo không khô hiệu quả và một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm tốt nhất mà Hoàng Duy Phát Home đã tổng hợp gửi đến bạn đọc. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn mẫu máy sấy khô quần áo phù hợp nhé!

HOÀNG DUY PHÁT HOME – ĐẠI LÝ HAFELE VIỆT NAM

Tin tức nổi bật

baner sale 50% off 370x600